Các khóa học đã đăng ký

Thành ngữ tiếng Anh với từ 'horse'

 

Khi muốn nói mất bò mới lo làm chuồng, người Anh sử dụng thành ngữ “lock the barn door after the horse is gone”.

1. As strong as a horse/ox

Thành ngữ "as strong as a horse/ox" có nghĩa là rất khỏe hoặc khỏe như ngựa/ bò đực, giống với cách so sánh "khoẻ như voi" trong tiếng Việt.

Ví dụ: The man was as strong as a horse and easily helped us move the sofa. (Người đàn ông rất khỏe và có thể dễ dàng di chuyển ghế sofa giúp chúng tôi).

2. As stubborn as a mule

Với nghĩa đen "cứng đầu như một con la" thành ngữ trên dùng để miêu tả những người cứng đầu, lì lợm hơn người.

Ví dụ: My friend is as stubborn as a mule and you can never make her change her mind. (Bạn tôi vô cùng cứng đầu và bạn không bao giờ có thể thay đổi suy nghĩ).

3. Back the wrong horse

Động từ "back" có nghĩa là ủng hộ. "Back the wrong horse" có nghĩa là ủng hộ người hoặc vật bị thua hoặc chọn nhầm người để tin tưởng, giao phó.

Ví dụ: We backed the wrong horse when we supported the candidate for mayor. (Chúng tôi đã chọn nhầm người khi ủng hộ ứng cử viên vào vị trí thị trưởng).

4. Beat a dead horse

"Beat a dead horse" nghĩa đen là đánh đập một con ngựa đã chết. Từ đó, thành ngữ này nhằm chỉ hành động kiên trì làm những việc vô ích, không có hy vọng.

Ví dụ: I was beating a dead horse when I was arguing with my boss. (Tôi đã cố gắng vô ích khi tranh luận cùng sếp của mình)

5. By shank's mare

"Shank’s mare" có nghĩa là chân của con ngựa cái. Thành ngữ này ám chỉ việc đi bộ, không sử dụng các phương tiện giao thông.


Ví dụ: I came to the meeting by shank's mare. (Tôi đi bộ đến cuộc họp).

6. Change horses in midstream

Với nghĩa đen "đổi ngựa giữa dòng sông", thành ngữ này được sử dụng khi nói về việc thay đổi phương pháp, cách thức làm việc hoặc người lãnh đạo khi sự kiện đang diễn ra.

Ví dụ: We have already started the project and it is difficult to change horses in midstream and get a new leader now. (Chúng tôi đã bắt đầu dự án và giờ thật khó thay đổi giữa chừng và tìm người lãnh đạo mới).

7. A dark horse

Trong tiếng Việt, "a dark horse" có nghĩa là ngựa ô. Người bản ngữ sử dụng thành ngữ này để chỉ những người mờ nhạt, ít được biết đến nhưng có tài năng ẩn giấu.

Ví dụ: The candidate for mayor was a dark horse until he gave some good speeches on TV.

(Ứng cử viên cho chức thị trưởng vốn mờ nhạt cho đến khi ông ấy trình bày những bài phát biểu hay trên TV).

8. Dog and pony show

Thành ngữ "dog and pony show" bắt nguồn từ việc các gánh xiếc thường dùng chó (dog) và ngựa con (pony) làm trò vui cho khán giả. Ngày nay, thành ngữ này được sử dụng để ám chỉ những chương trình được quảng cáo lố bịch quá mức.

Ví dụ: Our customer is a businessperson who doesn't need the dog and pony show. (Khách hàng của chúng tôi là một doanh nhân, người không cần sự quảng cáo cầu kỳ).

9. Get off one’s high horse

Người bản ngữ sử dụng thành ngữ này khi muốn nhắc nhở người khác ngừng đề cao bản thân và cho rằng mọi người đều kém cỏi hơn mình.

Ví dụ: I wish that my supervisor would get off her high horse and begin to think about how other people feel about things. (Tôi ước sếp của mình ngừng ra vẻ kiêu ngạo và bắt đầu nghĩ đến cảm giác của mọi người xung quanh).

10. Hold one’s horses

Thành ngữ "hold one's horses" xuất phát từ thời điểm mọi người còn di chuyển bằng ngựa. Khi muốn dừng hoặc đi chậm lại, họ sẽ nói rằng "hold one’s horses", có nghĩa là "dừng con ngựa lại". Ngày nay, câu nói này mang nghĩa là bình tĩnh, kiên nhẫn chờ đợi.

Ví dụ: Hold your horses for a moment while I make a phone call. (Hãy đợi một lát trong khi tôi gọi điện thoại).

11. A horse of a different color

Với nghĩa đen "một con ngựa khác màu", thành ngữ này ám chỉ tình huống khác biệt hoàn toàn so với những điều mọi người liên tưởng ban đầu.

Ví dụ: Changing locations is a horse of a different color and was never discussed in any of our meetings. (Việc thay đổi địa điểm là vấn đề không tưởng và không bao giờ được thảo luận trong bất kỳ cuộc họp nào của chúng tôi).

12. Horse trade

"Horse trade" (buôn ngựa) có nghĩa bóng là đàm phán, trả giá một cách cứng rắn, sắc sảo. Từ đó, "horse trader" dùng để chỉ những người giỏi mặc cả hoặc thương nhân sừng sỏ.

Ví dụ: We had to do some horse trading but finally we were able to buy the new house. (Chúng tôi đã phải mặc cả vài lần nhưng cuối cùng chúng tôi đã mua được nhà mới).

13. Lock the barn door after the horse is gone

"Lock the barn door after the horse is gone" có nghĩa đen là khóa cửa chuồng sau khi ngựa đi mất. Từ đó, thành ngữ này dùng để nói về những hành động muộn màng hoặc cố gắng ngăn cản những điều đã xảy ra. Nó giống với câu nói "mất bò mới lo làm chuồng" trong tiếng Việt.

Ví dụ: My friend wants to fix his house. However, it is like locking the barn door after the horse is gone. There was a flood and the damage is already done. (Bạn tôi muốn sửa nhà. Tuy nhiên, mọi việc đã quá muộn màng. Cơn lũ đã phá hủy mọi thứ).

14. Look a gift horse in the mouth

Thành ngữ này xuất phát từ thói quen khi đi mua ngựa, mọi người thường xem răng để lựa chọn con tốt. Từ đó, "look a gift horse in the mouth" khuyên nhủ mọi người không nên soi xét những món quà được tặng, không nên kén cá chọn canh.

Ví dụ: The girl should not look a gift horse in the mouth. She should be happy that she received a present from her friends. (Cô ấy không nên kén cá chọn canh. Cô ấy nên cảm thấy vui vẻ khi nhận được quà từ bạn bè).

15. Put the cart before the horse

Thông thường, xe thồ (cart) phải đứng sau con ngựa (horse) nhưng câu thành ngữ "put the cart before the horse" mang nghĩa là "đặt xe thồ trước con ngựa". Đây là thứ tự sai. Vì vậy, thành ngữ này dùng để miêu tả hành động cầm đèn chạy trước ôtô.

Ví dụ: Buying a ticket before we make our holiday plans is putting the cart before the horse. (Việc mua vé trước khi chúng ta lên lịch đi nghỉ là hành động cầm đèn chạy trước ôtô).


Cũ hơn Mới hơn


Danh mục tin tức

Từ khóa

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
85 Thành Mỹ, P.8, Q. Tân Bình, TP.HCM - ĐT : 028 38658352
Chi nhánh:
523 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10 - ĐT: 0902 422 645
Câu hỏi thường gặp

Hai diện visa F1 và J1 có các điểm khác nhau về: - Phí chương trình (đã bao gồm phí xét hồ sơ, tiền học phí, ăn ở, đón sân bay, bảo hiểm, dịch vụ giám hộ trong suốt 1 năm), J1 là 11,600$/năm. F1 là 15,950$/năm. - Diện J1 bắt buộc sinh viên phải trở về Việt Nam để xin lại visa sau 1 năm còn diện F1 thì không bắt buộc. - Học sinh F1 có thể học tiếp lên còn học sinh J1 thì chỉ được học 1 khóa học duy nhất.

OPT (Optional Practical Trainging) là giấy phép cho phép những sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ có thể ở lại làm việc tại nước này tối đa 12 tháng với điều kiện sinh viên phải có thời gian học full-time tại nước này ít nhất là 9 tháng. - Để có thể xin giấy phép OPT bạn cần : Bạn phải thuộc diện visa F1- Bạn phải có thời gian học Full-time tại nước này tối thiểu là 9 tháng.- Nếu bạn đã có công việc tại thời điểm nộp đơn thì công việc đó phải liên quan đến ngành học của bạn.

IB (International Baccalaureate - Chương trình tú tài quốc tế) là chương trình đào tạo kéo dài 2 năm dành cho đối tượng học sinh có độ tuổi từ 16-19. IB là một trong những khóa dự bị đại học khó nhất và được đánh giá cao trong khi xét tuyển.Đây là chương trình được công nhận tại nhiều trường đại học trên toàn thế giới. IB ra đời đầu tiên vào năm 1960 tại Thụy sỹ, hiện nay IB đã có mặt tại nhiều quốc gia từ Châu Âu đến Châu Á. Theo thống kê có đến 140 quốc gia cung cấp chương trình này.

Chọn lựa một đơn vị được công nhận và tín nhiệm như Trang Việt Anh sẽ giúp cá bạn và quý phụ huynh giảm tải hiệu quả những căng thẳng, lo lắng phát sinh trong quá trình chọn trường du học, nộp đơn xin nhập học và khi chuẩn bị lên đường. Hãy liên hệ ngay với chuyên viên của Trang Việt Anh để được tư vấn, với năng lực chuyên môn và luôn được cập nhật sớm nhất về những thay đổi của chính sách visa, chương trình đào tạo và luôn nỗ lực mang đến đến những lợi ích tối ưu cho bạn.

BẠN CẦN TƯ VẤN
XIN NHẬP THÔNG TIN VÀO Ô BÊN DƯỚI

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!