Các khóa học đã đăng ký

10 nguyên tắc để học tốt ngoại ngữ.

 

Thông thạo 4 thứ tiếng, Bjorn (quốc tịch Na Uy) chia sẻ 10 nguyên tắc học ngoại ngữ đúc rút từ quá trình trau dồi của bản thân.

Tôi cho rằng học ngoại ngữ giống như việc leo lên ngọn núi lớn. Đứng từ chân núi nhìn lên, bạn có thể thấy hành trình tương đối khó khăn. Nhưng sau khi thực hiện bước đi đầu tiên, một ngày nào đó bạn sẽ thấy mình đã đứng trên đỉnh núi.

Trước đó, hãy nhìn tổng quan về ngọn núi này. Để vượt qua nó, bạn cần trang bị cho mình bao gồm từ vựng, phát âm và ngữ pháp. Từ đầu, bạn phải tập trung vào việc học bảng chữ cái, cách phát âm sau đó hãy học 500 từ thông dụng đầu tiên.

Để học một ngôn ngữ còn bao gồm bốn kỹ năng thực tế là nghe, nói, đọc và viết. Trong đó nói và viết được coi là kỹ năng sản xuất, lấy từ những kiến thức bạn đã hấp thụ trước đó qua việc trau dồi hai kỹ năng nghe và đọc.

Sau màn trình bày tổng quan này, hãy để tôi giới thiệu đến bạn 10 nguyên tắc tốt nhất để học ngoại ngữ.

1. Học mỗi ngày

Sự nhất quán là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc học ngôn ngữ. Thay vì học liên tục 2 tiếng vào cuối tuần, việc học 10-15 phút mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Mỗi ngày, bạn nên dành ra từ 30 phút đến một tiếng.

Hãy coi việc học ngôn ngữ là việc làm nhất định mỗi ngày, thêm nó vào lịch trình sinh hoạt thường nhật của bạn và cố gắng duy trì tạo thành thói quen. Nếu có thời gian, tôi khuyên bạn nên học ngoại ngữ vào buổi sáng vì đó là quãng thời gian sau khi bạn đã nghỉ ngơi đủ dài và có thể tập trung nhanh chóng hơn.

2. Học trong môi trường yên tĩnh

Khi quyết tâm ngồi vào bàn học, điều quan trọng nhất là tránh bị gián đoạn hoặc mất tập trung. Hãy chuyển điện thoại của bạn về chế độ im lặng để không có thông báo hay tin nhắn gây gián đoạn sự tập trung và ngồi học trên bàn, trong phòng yên tĩnh.

3. Học cụm từ

Một trong những phương pháp học ngôn ngữ phổ biến nhất là học từ mới qua flashcard nhưng đây không phải cách làm hiệu quả. Thay vì học từng từ riêng lẻ, bạn hãy học theo cụm từ hoặc câu hoàn chỉnh có chứa từ mới cần học. Bằng cách này bạn sẽ biết cách sử dụng từ ngữ theo bối cảnh cụ thể và ghi nhớ dễ dàng hơn việc cố gắng học thuộc một từ duy nhất.

Khi học theo câu, bạn nên xây dựng câu có ý nghĩa, mang giá trị thực tế để làm phong phú thêm kho tàng câu sử dụng trong giao tiếp.

4. Không học nhiều tài liệu cùng lúc

Nhiều người học ngoại ngữ cảm thấy choáng ngợp bởi số lượng tài liệu có sẵn trên Internet. Chẳng hạn sử dụng phần mềm Anki, Memawn hay Quizlet cho việc học từ vựng, sử dụng phần mềm Michel Thomas hay Pimsleur để luyện nói và phát âm.

Điều quan trọng không nằm ở số ứng dụng, tài liệu học bạn có mà phải linh hoạt, tìm ra những công cụ thực sự hữu ích đối với bạn. Khi mới bắt đầu học ngôn ngữ, bạn hãy chọn ra 1-2 tài liệu uy tín như sách giáo trình, khóa học trực tuyến hay ứng dụng trên điện thoại nhưng phải đảm bảo học hết chúng trước khi tìm nguồn tài nguyên mới.

5. Không dồn hết tập trung vào ngữ pháp

Việc học ngữ pháp không phải câu chuyện đơn giản, thú vị nên nếu dồn hết tâm trí cho nó, bạn sẽ sớm cảm thấy chán nản, bực bội và không thể khám phá nhiều khía cạnh quan trọng hơn của ngôn ngữ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc ngồi một chỗ, học thuộc bảng động từ là phương pháp kém hiệu quả.5. Không dồn hết tập trung vào ngữ pháp

Một trong những chiến lược học ngôn ngữ thành công là không tập trung quá nhiều vào ngữ pháp. Xuất phát điểm, bạn chỉ nên học những kiến thức cơ bản, đặt trọng tâm vào việc học từ vựng và kỹ năng đọc.

6. Luyện nghe và phát âm

Khi học từ hay cụm từ mới, điều quan trọng là bạn phải phát âm chính xác. Bạn hãy làm quen với âm thanh của ngôn ngữ bằng cách nói to để học cách phát âm.

Nếu học một ngôn ngữ mới, sẽ mất khoảng thời gian để não bộ và lưỡi của bạn làm quen với việc nói, sử dụng từ vựng mới. Khi tìm kiếm tài liệu âm thanh, hãy chọn đầu vào dễ hiểu, tức những nguồn tư liệu bạn có thể nghe hiểu 70-80%.

Điều quan trọng khác là hãy nghe đi nghe lại nguồn tài liệu nhiều lần. Thay vì 2-3 lần, hãy kiên trì nghe 20-30 lần. Điều này sẽ giúp bạn phân biệt những từ riêng lẻ và ghi nhớ cách phát âm.

Người bản ngữ thường nói khá nhanh nên việc nghe một tài liệu ở nhiều tốc độ khác nhau cũng rất hữu ích. Hiện nay, trên ứng dụng Youtube hoặc nhiều ứng dụng xem nghe khác có thể cài đặt tốc độ nghe nên bạn có thể chỉnh chậm tốc độ khi mới nghe lần đầu.

7. Đọc là chìa khóa để lưu loát

Đọc là kỹ năng giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ tốt nhất vì nó cung cấp cho bạn kiến thức về câu, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp. Đó là lý do tại sao những người học đọc sách ngoại văn lại tiến bộ nhanh hơn những người học không làm điều này, dù họ tham gia cùng một lớp. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn hình thành thói quen đọc sách ngoại văn, bạn sẽ phát triển vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng hơn những phương pháp khác.

Giống như nghe, thời gian đầu nên lựa chọn nguồn tài liệu mà bạn có thể đọc hiểu 70-80%. Các tài liệu này phải sử dụng từ vựng, ngữ pháp phù hợp với trình độ đọc của bạn. Bạn nên bắt đầu với những câu chuyện ngắn, sau đó chuyển sang đọc tiểu thuyết. Hãy đọc về chủ đề bạn quan tâm để phát triển thói quen.

8. Sử dụng thời gian rảnh để thực hành

Như tôi đã đề cập ở nguyên tắc thứ nhất, bạn nên học 30 phút đến một tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những khoảng thời gian trống trong ngày để thực hành vận dụng kiến thức đã học.

Mỗi ngày, bạn có rất nhiều thời gian trống, chẳng hạn khi đi xe bus. Hãy tận dụng quãng thời gian này để luyện nghe thông qua khóa học trực tuyến hoặc podcasts hoặc luyện nói. Tranh thủ thời gian để học và luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cải thiện trình độ ngôn ngữ nhanh chóng hơn.

9. Tìm người luyện nói

Nếu có những người bạn cũng đang học ngôn ngữ giống như bạn, hãy cùng họ luyện tập nói thông qua việc thực hành trò chuyện. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm những cộng đồng trao đổi ngôn ngữ trên Internet. Theo ý kiến riêng của tôi, trước khi luyện nói, bạn nên giắt túi khoảng 500 từ mới.

10. Giữ động lực cho bản thân

Khi vật lộn trên ngọn núi ngôn ngữ, sẽ có những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, muốn từ bỏ và mất động lực. Đây là trạng thái hoàn toàn bình thường mà những người học ngôn ngữ đều trải qua. Người thành công là có thể vượt qua những cảm xúc tiêu cực này, giữ cho mình động lực để tiếp tục chinh phục ngoại ngữ.

Nếu bạn đã học được kha khá kiến thức và muốn nâng cấp trình độ của mình, chắc chắn bạn sẽ thấy nản vì trình độ cao hơn đồng nghĩa với nhiều kiến thức nặng và khó học hơn. Giải pháp hữu hiệu trong hoàn cảnh này là thay đổi công cụ và phương pháp học.

Bạn cũng nên tự thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành mục tiêu hoặc biết thêm kiến thức mới. Một cách để làm điều này là tạo sổ nhật ký học tập, nơi bạn viết ra những kiến thức đã học, cách bạn vượt qua kiến thức khó hoặc cập nhật trình độ của bản thân theo ngày.

Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng miễn là mình tiếp tục leo, một ngày nào đó, mình sẽ đến được đỉnh núi. Tôi chúc bạn sớm đạt thành công trong hành trình chinh phục ngoại ngữ.


Cũ hơn


Danh mục tin tức

Từ khóa

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính:
85 Thành Mỹ, P.8, Q. Tân Bình, TP.HCM - ĐT : 028 38658352
Chi nhánh:
523 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10 - ĐT: 0902 422 645
Câu hỏi thường gặp

Hai diện visa F1 và J1 có các điểm khác nhau về: - Phí chương trình (đã bao gồm phí xét hồ sơ, tiền học phí, ăn ở, đón sân bay, bảo hiểm, dịch vụ giám hộ trong suốt 1 năm), J1 là 11,600$/năm. F1 là 15,950$/năm. - Diện J1 bắt buộc sinh viên phải trở về Việt Nam để xin lại visa sau 1 năm còn diện F1 thì không bắt buộc. - Học sinh F1 có thể học tiếp lên còn học sinh J1 thì chỉ được học 1 khóa học duy nhất.

OPT (Optional Practical Trainging) là giấy phép cho phép những sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ có thể ở lại làm việc tại nước này tối đa 12 tháng với điều kiện sinh viên phải có thời gian học full-time tại nước này ít nhất là 9 tháng. - Để có thể xin giấy phép OPT bạn cần : Bạn phải thuộc diện visa F1- Bạn phải có thời gian học Full-time tại nước này tối thiểu là 9 tháng.- Nếu bạn đã có công việc tại thời điểm nộp đơn thì công việc đó phải liên quan đến ngành học của bạn.

IB (International Baccalaureate - Chương trình tú tài quốc tế) là chương trình đào tạo kéo dài 2 năm dành cho đối tượng học sinh có độ tuổi từ 16-19. IB là một trong những khóa dự bị đại học khó nhất và được đánh giá cao trong khi xét tuyển.Đây là chương trình được công nhận tại nhiều trường đại học trên toàn thế giới. IB ra đời đầu tiên vào năm 1960 tại Thụy sỹ, hiện nay IB đã có mặt tại nhiều quốc gia từ Châu Âu đến Châu Á. Theo thống kê có đến 140 quốc gia cung cấp chương trình này.

Chọn lựa một đơn vị được công nhận và tín nhiệm như Trang Việt Anh sẽ giúp cá bạn và quý phụ huynh giảm tải hiệu quả những căng thẳng, lo lắng phát sinh trong quá trình chọn trường du học, nộp đơn xin nhập học và khi chuẩn bị lên đường. Hãy liên hệ ngay với chuyên viên của Trang Việt Anh để được tư vấn, với năng lực chuyên môn và luôn được cập nhật sớm nhất về những thay đổi của chính sách visa, chương trình đào tạo và luôn nỗ lực mang đến đến những lợi ích tối ưu cho bạn.

BẠN CẦN TƯ VẤN
XIN NHẬP THÔNG TIN VÀO Ô BÊN DƯỚI

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!